Truyền thông đã thay đổi đáng kể khi có sự lên ngôi của internet, các trang tin tức và kênh thông tin mạng xã hội. Ngày nay, thuật ngữ truyền thông đa phương tiện đã không còn xa lạ gì với người trong ngành. Đây cũng là một chuyên ngành được nhiều sinh viên quan tâm khi chọn ngành, chọn nghề. Tuy nhiên, để có được lĩnh vực truyền thông đa dạng, đầy màu sắc như ngày nay là cả một quá trình tiến bộ vượt bậc của nhân loại nói chung và công nghệ thông tin số hóa nói riêng.
Radio, TV và báo là 3 phương tiện truyền thông tiêu biểu những năm 80 của thế kỷ trước
Nhìn lại thời kỳ những năm 80 của thế kỷ trước, thời kỳ mà thông tin chỉ được truyền qua các phương tiện truyền miệng, truyền hình, in ấn và radio. Quả thực, công tác truyền thông thời này rất đơn giản, ý tưởng hoặc nội dung chỉ có thể ở dạng video, âm thanh hoặc các bài báo với giá cả cực kỳ đắt đỏ. Không chỉ vậy, việc truyền thông trên truyền hình và radio có vẻ rất khó khăn trong thời này vì các phương tiện truyền tin như tivi, radio là những món đồ xa xỉ trong thời này mà rất hiếm người có được. Những người làm truyền thông trong thời đại này là các nhà báo, biên tập nội dung truyền hình, phát thanh… Mức thu nhập của những người này cũng khá hạn hẹp.
Tuy nhiên, bước sang tới thế kỷ này, khi internet xuất hiện và các phương tiện truyền thông được phổ cập, truyền thông phát triển không ngừng với tốc độ không ngừng. Mỗi ngày khi thức dậy, chúng ta nhận được cả trăm ngàn thông tin từ các nguồn khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thông tin từ facebook, zalo, Instagram, các trang báo mạng, website, các kênh thương mại điện tử… và vô vàn các phương tiện truyền thông khác chỉ với chiếc smartphone hay máy tính của mình. Đó chính là những kênh phân phối thông tin cho người làm truyền thông thời đại công nghệ sốvà từ đó, công việc truyền thông trở nên phức tạp hơn, nhiều công việc mới được tạo ra, đa dạng hơn và với mức thu nhập hấp dẫn.
Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiên truyền tin thời đại công nghệ số khiến cấu trúc các công việc ngành truyền tin cũng thay đổi như vũ bão. Rất nhiều các công việc đã mất đi, được thay thế bởi tự động hóa, nhiều công việc mới lại xuất hiện, giúp cho việc truyền thông được hiệu quả hơn.
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông khiến media phức tạp hơn, nhiều công việc mới ra đời
Sự phát triển của internet đã tạo ra rất nhiều phương thức truyền tin khác nhau như: social network (facebook, zalo, tiktok…), Google, email… Với mỗi phương thức truyền tin này lại hình thành nên một nghề nghiệp riêng cho ngành truyền thông. Chính vì thế, rất nhiều công việc mới trong ngành truyền thông sinh ra như Truyền thông mạng xã hội, thương mại điện tử, Quản trị truyền thông website, truyền thông báo chí online… và chúng ta cần nhiều nguồn lực hơn để thực hiện công tác truyền thông và quản lý các phương tiện truyền thông. Song song với đó, những công việc cũ cũng dần dần mất đi hoặc bị thay thế bởi các phần mềm, lập trình thông minh mà con người nghĩ ra như nhân viên khảo sát thị trường, chuyên viên hiệu đính, nhân viên tiếp thị… tất cả đã được thay thế bằng máy móc hoặc những phương thức truyền thông khác tốt hơn. Các kỹ thuật chuyên môn như nhiếp ảnh, editing, thu âm sẽ dễ được con người tiếp cận và sử dụng hơn mà không cần đến bằng cấp kỹ chuyên môn.
Để nói về tầm quan trọng của ngành Media trong thời kỳ chuyển đổi số, tiến sĩ Kelly Cassidy – Giám đốc đào tạo Đại học Công nghệ Swinburne Việt Nam đã từng chia sẻ: “Media tiếp tục là ngành công nghiệp phát triển trên thế giới và đang dần gắn bó mật thiết đến đời sống hằng ngày của chúng ta. Ngày nay, điểm nhấn thành công trong kinh doanh hiện đại chính là hiểu rõ một tổ chức cần sử dụng hiệu quả media như thế nào để giao tiếp nội bộ cũng như bên ngoài xã hội”.
Truyền thông vốn dĩ là một ngành rất năng động, cần có sự nhạy bén với thông tin và các kênh truyền thông tin. Chính vì thế, các tố chất cần thiết cho một người làm việc trong ngành truyền thông cũng sẽ yêu cầu nhiều hơn ở các kỹ năng và độ nhạy bén trong cập nhật thông tin.
Theo careerbuilder – một trang tuyển dụng lớn hiện nay chia sẻ, những người muốn làm việc trong ngành truyền thông hiện nay ngoài kiến thức chuyên ngành còn cần có những kỹ năng của một công dân toàn cầu như: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm, tư duy phản biện. Đây là những kỹ năng đặc biệt quan trọng với người làm truyền thông bởi họ là những người cần tạo độ tin tưởng và những cảm xúc tốt đẹp cho người dùng. Người làm truyền thông cần khéo lẽo, xử lý tất cả các tình huống để làm đẹp lòng mọi người, đáp ứng nhu cầu của công chúng thật tốt.
Những ý tưởng truyền thông cần mới mẻ, trúng vào tâm lý của công chúng mới có thể thành công và tạo ra những hiệu ứng lan tỏa. Vì thế, người làm truyền thông cần có một bộ não sáng tạo, luôn tìm tòi ra những điều mới mẻ và cần phản biện được tất cả những ý kiến trái chiều có thể được đưa ra bởi dư luận.
Một người làm truyền thông giỏi luôn cần phải có sự hỗ trợ của đội nhóm. Hình thức truyền thông của chúng ta ngày nay đã là truyền thông đa phương tiện, chính vì thế chúng ta cần nhiều người, hoạt động trong nhiều mảng phương tiện khác nhau làm việc chung lại thành một nhóm, kết hợp với nhau tạo nên kết quả tốt nhất. Vì thế mà kỹ năng làm việc nhóm luôn được đề cao ở một nhân viên trong ngành Media.
Ngoài những kỹ năng này ra, để trở thành một người làm truyền thông giỏi trong thời đại công nghệ số này, bạn cần biết cách thu thập thông tin, cập nhật liên tục tình hình xã hội và có thẩm mỹ tốt là một lợi thế. Bởi các ý tưởng hầu hết đều bắt nguồn từ thế giới xung quanh chúng ta
Nguồn tin: swinburne-vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Logo công ty Logan công ty Logo Gia sư Hoàng Hải Viện phát triển và giáo dục Hoàng Hải